13/5/11

Táo bón ở trẻ dưới một tuổi (phần 3)

Điều trị táo bón cho trẻ nhỏ tại nhà


1. UỐNG ĐỦ NƯỚC 

Chú ý cho bé uống đủ nước. Bắt đầu từ 1 thìa súp nước mỗi ngày khi bé được 6 tháng, dần dần tăng lên thành 120-180 ml/ngày khi bé được 1 tuổi. Chú ý pha sữa công thức đúng tỷ lệ, ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, còn nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng.











2. CHỌN SỮA BỘT 

- Nếu bé bắt đầu bị táo bón từ khi bạn chuyển sang một loại sữa mới thì hãy đổi về sữa ban đầu. Các loại sữa khác nhau có thể gây phản ứng khác nhau ở trẻ. 
- Nếu dùng sữa nào cũng bị táo bón thì hãy thử dùng sữa Good Start Gentle của Nestle. Sữa này dùng cho trẻ 0-12 tháng tuổi. Ưu điểm nổi trội của nó là được chế biến từ Whye protein, thành phần đạm có giá trị cao nhất trong sữa bò. Protein này sau đó lại tiếp tục được phân giải thành những phần nhỏ hơn, dễ hấp thu với cơ thể. Theo Nestle, Good Start Gentle là loại sữa đầu tiên và duy nhất được chế biến theo công nghệ này. Loại sữa này đã tỏ ra hiệu quả với rất nhiều trẻ em trên thế giới.


- Nếu sữa bò loại này vẫn không ổn, bạn có thể chuyển sang sữa công thức từ đậu nành, và cuối cùng là thử sữa ít gây dị ứng (những sản phẩm này hiệu quả với trẻ bị dị ứng sữa bò). 
 
- Đừng chuyển bé sang sữa nghèo sắt vì điều này ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, có thể gây thiếu máu. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, sự hiện diện của sắt trong sữa bột công thức không ảnh hưởng tới tỷ lệ táo bón của trẻ. Good Start Gentle là sữa có bổ sung sắt. 

Ngoài ra, bạn cũng cần áp dụng một số biện pháp bổ sung như: 
  • Cho trẻ ăn bữa nhỏ, chia thành nhiều bữa hơn, tạo điều kiện cho ruột tiêu hoá sữa tốt hơn. Tốt nhất là chia đôi từng bữa sữa và tăng số lần ăn lên gấp đôi. 
  • Trì hoãn việc cho ăn dặm, nhất là các thức ăn chứa gạo, chuối. Thay bột gạo bằng ngũ cốc khác như bột lúa mạch chẳng hạn. 
  • Có thể cho bé dùng puré mận, lê vì chúng có tính nhuận tràng cao. 
  • Quan sát kỹ, khi nào thấy bé có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rên rỉ, rặn… thì nhanh chóng dùng các biện pháp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng. 


3. NƯỚC QUẢ 


Việc tiếp theo bạn có thể thử khi bé bị táo bón là thêm nước mận pha loãng vào bình sữa của bé hoặc hoà với sữa mẹ đã được vắt ra bình. Ví dụ:   
  • Với trẻ dưới 4 tháng: dùng 10-20ml nước mận, hoà với sữa theo tỷ lệ 1:6, uống 1 lần/ngày sẽ giúp phân mềm ra. Ở lứa tuổi này nên thận trọng khi dùng nước mận. 
  • Với trẻ trên 4 tháng, hoà 30 ml nước mận với 120 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ (tỷ lệ 1:4), cho bé uống 1-2 lần/ngày tới khi đi ngoài bình thường. 
  • Nếu bé không thích sữa pha với nước mận thì bạn có thể cho bé uống nước mận pha loãng riêng, theo tỷ lệ nước mận/nước lọc từ 1:4 đến 1:2. 
Vì nhiều bé không thích vị nước mận nên với bé trên 6 tháng, hãy thử dùng nước táo mận hoặc dùng nước táo thay thế. Tuy không tác dụng nhanh như nước mận nhưng nếu kiên trì sử dụng nó vẫn đem lại kết quả.


4. MÁT XA

- Dùng đầu ngón tay của bạn nhẹ nhàng xoa bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Bụng mềm là tốt, bụng cứng là biểu hiện của táo bón. Thực hiện động tác này 5-10 phút. Nếu bụng chướng cần đưa bé đi khám bác sĩ.



- Nắm hai chân của bé ở phần mắt cá rồi quay như khi bé đạp xe đạp. Động tác này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ hơn. Thực hiện động tác này 5-10 phút. 
 
- Bế bé quanh nhà trong tư thế ngồi xổm (đặt bé lên cánh tay của mình, chân bé gập vào bụng, ngồi chồm hỗm như con nhái). Tư thế này làm tăng áp lực lên trực tràng, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. 

Nên thực hiện các biện pháp này trước bữa ăn, nhiều lần trong ngày. Nếu bé vẫn không chịu đi, bạn có thể thử biện pháp sau: 

- Mát xa cho bé trong bồn tắm: phương pháp này gây phiền toái cho việc dọn dẹp nhưng khá hiệu quả ở một số bé. Ngâm mình bé trong chậu nước tắm sao cho nước ngập ngang ngực. Nhẹ nhàng mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Nước làm bé thư giãn. Khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, hãy nâng cao 2 chân của bé và ép về phía bụng. Chờ một lát và chuẩn bị tinh thần thu dọn đống bùn trong bồn tắm nhé. Bạn có thể thực hiện bài tập này mỗi ngày một lần. 

- Ngoài ra, khi thay tã, hãy nhẹ nhàng lau tròn xung quanh hậu môn, động tác này cũng giúp kích thích bé đi ngoài.


BẤT CỨ LÚC NÀO, NẾU CẢM THẤY KHÔNG YÊN TÂM VỀ TÌNH TRẠNG CỦA BÉ, CÁC MẸ HÃY ĐƯA CON ĐI KHÁM BÁC SĨ NHI KHOA ĐỂ KHÔNG BỎ SÓT CÁC BỆNH LÝ KHÁC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét