25/4/19

Đặc điểm hình thể bên ngoài của trẻ sơ sinh


Bé sơ sinh phải đối phó với những thay đổi thể chất hết sức lớn lao khi rời khỏi sự bảo vệ hoàn hảo của tử cung người mẹ. Các hệ cơ quan tuy đã có thể thực hiện những chức năng cơ bản cần thiết cho sự sống nhưng vẫn phải liên tục phát triển và hoàn thiện trong suốt thời thơ ấu. 






Bé sơ sinh cũng có một số kiểu hành vi cơ bản để có thể sống sót như như tìm kiếm vú mẹ, bú mút, đáp ứng với kích thích của môi trường như tiếng động, khóc để thu hút sự chú ý hay sự chăm sóc.

Sau đây là một số đặc điểm hình thể bên ngoài của bé sơ sinh: 


1. Đầu có thể biến dạng tạm thời do áp lực lên xương sọ trong khi sinh. Trên đầu có một vài vùng mềm gọi là thóp, là khoảng trống giữa các xương.

2. Mi mắt sưng nề. Bé có thể nhìn được ở khoảng cách 20–25 cm.

3. Viền môi có thể xuất hiện những vết rộp màu trắng do bé mút mạnh khi bú.

4. Nhiều bé sinh ra đã có tóc. Trẻ sinh non có thể có lớp lông tơ bao phủ, những sợi lông tơ này sẽ rụng sau khoảng 1 tháng.

5. Bàn tay bé có thể nắm chặt.

6. Trên da có thể có nhiều vết lốm đốm. Da cũng có thể được bao phủ bởi một lớp sáp nhờn trắng gọi là chất gây. Chất này giúp bảo vệ da của bé khi ở trong tử cung.

7. Ngay sau khi sinh, dây rốn được kẹp và cắt rời, để lại đoạn cuống. Cuống rốn rụng trong vòng 10 ngày.

8. Bộ phận sinh dục của bé tương đối lớn so với phần còn lại của cơ thể. Cơ quan này có thể đỏ và sưng phù.

9. Bé sinh ở bệnh viện được đeo vòng nhận dạng.

10. Móng chân móng tay dài, phần đầu móng có thể tự bong ra.

Phòng khám Cây thông xanh 

Tài liệu tham khảo: 
BMA Family Doctor Home Adviser



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét