Đi kèm với viêm mãn tính đường thở là phản ứng quá mức của phế quản với các tác nhân kích thích, khiến cơn hen tái đi tái lại.
Hen phế quản là bệnh không chữa khỏi, nó sẽ theo người bệnh cả đời. Cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe (không có triệu chứng gì) thì đường thở vẫn có thể bị viêm và cơn khó thở có thể xuất hiện khi gặp tác nhân khởi phát. Tuy nhiên, việc điều trị đúng có thể giúp kiểm soát các cơn hen phế quản, khiến bệnh ổn định và người bệnh có cuộc sống bình thường.
Tại sao bạn bị hen phế quản
1. Không ai biết chắc nguyên nhân gây hen phế quản là gì nhưng hầu hết các nhà khoa học tin rằng bệnh có một số yếu tố nguy cơ:
- Cơ địa dị ứng có nguồn gốc gia đình.
- Tiếp xúc với môi trường: Người bệnh đã tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường như thuốc lá, virus, dị nguyên (phấn hoa, lông động vật như chó mèo, nấm mốc, bọ nhà…)
2. Ngoài các yếu tố nguy cơ, người ta còn nói tới các yếu tố khởi phát, là những tác nhân châm ngòi cơn hen ở người có nguy cơ bị bệnh hen, chúng bao gồm:
- Thay đổi thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ…)
- Bụi, khói
- Gắng sức (thể dục, nô đùa quá mức…)
- Xúc động mạnh, vui và buồn quá độ…
- Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá.
- Nhiễm lạnh, nhiễm virus (đặc biệt là virus thực bào hô hấp VRS)…
Một số yếu tố nguy cơ và tác nhân khởi phát gây hen phế quản
- Viêm phế quản: xảy ra khi dị nguyên thâm nhập cơ thể, tạo phản ứng dị ứng. Các tế bào viêm giải phóng các hóa chất trung gian gây viêm.
- Gia tăng tính phản ứng quá mức của phế quản: xảy ra sau khi cơ thể gặp các tác nhân kích thích (dị ứng hoặc không dị ứng), dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản.
Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây:
- Ho, nhất là ho về đêm.
- Thức giấc vì ho.
- Xuất hiện ho hoặc khò khè sau hoạt động thể dục, chạy nhảy.
- Khò khè theo mùa.
- Ho, khò khè hoặc khó thở sau khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên.
- Có triệu chứng cảm lạnh kéo dài trên 10 ngày.
- Triệu chứng giảm đi khi sử dụng thuốc dãn phế quản.
Mấu chốt của bệnh hen phế quản là quá trình viêm đường thở do cơ chế dị ứng. Chính hiện tượng viêm này gây ra các cơn hen phế quản tái phát. Về lâu dài, nếu không kiểm soát được quá trình viêm, thành phế quản có thể bị dầy lên, gây hẹp phế quản không hồi phục và kém đáp ứng với thuốc điều trị. Do đó, mục đích của điều trị hen phế quản là kiểm soát quá trình viêm, giảm sự gia tăng tính phản ứng của đường thở.
Dùng corticoid dạng hít trong điều trị dự phòng là hướng điều trị hen phế quản hiệu quả nhất. Thuốc cần dùng hàng ngày, theo chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh (đánh giá dựa vào lâm sàng và số đo chức năng phổi - đo cung lượng đỉnh).
Chú ý:
- Không được tự ý ngừng thuốc điều trị dự phòng khi thấy hết triệu chứng.
- Không dùng kháng sinh trong điều trị hen phế quản, ngoại trừ trường hợp nhiễm vi khuẩn.
BS Thư Hanor
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét