Các biểu hiện của tắc lệ đạo thường xuất hiện ở trẻ mới sinh tới 12 tuần tuổi, điển hình nhất là chảy nhiều nước mắt, kể cả khi bé không khóc. Có thể thấy mủ ở góc mắt, hoặc chất dịch màu vàng bám ở mí mắt và lông mi khi bé ngủ dậy. Cũng có những trường hợp không có biểu hiện bất thường nào trước khi xuất hiện nhiễm trùng mắt.
Lệ đạo là hệ thống ống, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Lệ đạo gồm: điểm lệ, lệ quản, túi lệ và ống lệ mũi. Nước mắt sau khi bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu sẽ dồn về góc trong mắt. Từ đây, nước mắt được dẫn qua lệ đạo xuống mũi.
Rất nhiều trẻ sinh ra với hệ thống lệ đạo phát triển chưa hoàn chỉnh (các ống dẫn nước mắt chưa thông thoát hoàn toàn), gây tắc lệ đạo. Tắc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của hệ thống dẫn lưu nước mắt nhưng nơi dễ bị tắc nhất là ống lệ mũi.
Nước mắt không được dẫn lưu tốt sẽ tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm phát triển, gây viêm và nhiễm trùng mắt tái phát. Toàn bộ hệ thống dẫn lưu nước mắt, kể cả lớp màng trong suốt bao phủ mắt (kết mạc), đều có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm do tắc lệ đạo.
Rất may là đa số trường hợp sẽ tự khỏi trong năm đầu mà không cần can thiệp nhiều.
Hình 1: Đây là hình ảnh bé bị tắc lệ đạo mắt trái. Khi nước mắt không thể đi qua ống lệ mũi, chất dịch sẽ tích tụ ở mắt. Tình trạng này khá phổ biến vài ngày đầu sau khi sinh. Dịch tuy dính nhưng thường loãng. Ngoài dấu hiệu dịch tiết, mắt hoàn toàn bình thường.
Hình 1 |
Hình 2: Vẫn là em bé trong ảnh trên, mắt không có các biểu hiện của viêm kết mạc (phù nề, đỏ). Trường hợp này, có thể dùng khăn ẩm để lau sạch dịch tiết, không cần điều trị. Ở một nửa số trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạo, bệnh tự khỏi trong vòng tuần đầu. Đa số các trường hợp còn lại sẽ tự khỏi trong những tuần hoặc tháng tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét