Để có thể tăng cường nguồn sữa mẹ một cách hiệu quả, chúng ta cần hiểu sữa mẹ được sản xuất như thế nào. Trong đa số trường hợp, quá trình này tuân thủ nguyên tắc ‘không dùng là mất’. Bé càng bú thường xuyên và hiệu quả bao nhiêu thì cơ thể càng tạo ra nhiều sữa bấy nhiêu.
Khi mang thai, ngực của người mẹ sẵn sàng để sản xuất sữa. Vào quý 2 của thai kỳ, tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và các kháng thể. Sau khi bé chào đời và rau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Trong vài ngày tiếp theo, lượng sữa tiếp tục tăng và sữa đổi màu trắng, trông có vẻ loãng hơn.
Sản xuất sữa non và sữa mẹ
Thai kỳ
|
Khi sinh
|
Sau sinh
| ||||
Quý 2
|
Quý 3
|
Mới sinh
|
2-4 ngày
|
5-14 ngày
|
>14 ngày
| |
Sữa non
|
X
|
X
|
X
|
X
| ||
Sữa chuyển tiếp
|
X
|
X
| ||||
Sữa trưởng thành
|
X
|
Giải phẫu tuyến vú
- Cấu trúc vú gồm 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Vú các bà mẹ có thể to nhỏ khác nhau tùy thuộc thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn số lượng mô tuyến vú thì hầu như tương đương nhau.
- Tính từ ngoài vào trong vú gồm 5 lớp: da, mỡ dưới da và tổ chức liên kết, dây chằng cooper treo vú, mô tuyến, mô sau tuyến.
- Phần mô tuyến được chia thành 15-20 thuỳ, sắp theo hình nan hoa, tập trung về núm vú. Mỗi thùy gồm 38-80 tiểu thùy, có nhiều nang sữa.
- Sữa từ các tiểu thuỳ đổ vào các ống góp ở mỗi thuỳ (đường kính khoảng 2 mm), rồi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú (đường kính 5-8 mm). Có tất cả 5 -10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú.
- Do cấu tạo đặc biệt của tuyến vú nên tắc sữa có thể xảy ra ở một hay nhiều nang sữa, một hoặc nhiều tiểu thùy, một hay nhiều thùy tuyến vú.
Các hóc môn sản xuất sữa mẹ
Những thay đổi của bầu vú chịu sự tác động của 4 hoóc môn chính là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Cơ thể tự biết cách điều chỉnh hàm lượng các hoóc môn này để giúp bầu vú sản xuất sữa.
- Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển, sẵn sàng cho việc sản xuất sữa.
- Được giải phóng bởi rau thai trong thời kỳ mang thai.
- Estrogen làm tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa trong khi progesterone giúp phát triển nang và thùy tuyến.
- Estrogen và Progesterone hàm lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
- Khi em bé chào đời và rau thai đã bong, hàm lượng các hoóc môn này tự động giảm xuống, báo cho cơ thể biết đã đến lúc tạo sữa.
- Mẹ cho con bú không nên dùng thuốc tránh thai chứa estrogen vì bổ sung hoóc môn này có thể làm giảm nguồn sữa mẹ.
- Prolactin giúp sản xuất sữa.
- Sau khi bé chào đời, hàm lượng prolactin tăng cao.
- Mỗi khi mẹ cho con bú hay thực hành hút sữa, cơ thể sẽ tiết ra prolactin. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa.
- Nếu hàm lượng prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm.
- Do đó, mẹ cần cho bé bú hay hút sữa ngay sau khi sinh và vào các khoảng thời gian đều đặn sau đó.
- Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực.
- Oxytocin được giải phóng khi em bé (hoặc máy hút sữa) bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng.
- Nó làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé. Quá trình này gọi là phản xạ xuống sữa (tiết sữa).
- Làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh.
- Prolactin và oxytocin góp phần khiến người mẹ khao khát được ở bên con.
Phản xạ xuống sữa là gì ?
- Xuống sữa hay tiết sữa là phản xạ có điều kiện đẩy sữa từ nang qua ống dẫn tới xoang sữa và núm vú.
- Phản xạ này bắt đầu vài giây tới vài phút sau khi mẹ bắt đầu cho bé bú.
- Có thể xảy ra vài lần trong mỗi cữ bú.
- Mẹ cảm thấy râm ran hay hơi khó chịu ở ngực, nhưng cũng có thể không có cảm nhận gì.
- Phản xạ này cũng có thể xảy ra tại các thời điểm khác, như khi người mẹ nghe thấy tiếng con khóc hoặc khi mẹ vừa nghĩ về bé.
- Nếu sữa mẹ về quá nhiều, bạn có thể dùng tay vắt đi một ít sữa trước khi cho con bú.
Nên làm gì để có nhiều sữa ?
- Cho bé bú và hút sữa trong vòng 1 giờ sau khi sinh .
- Cho bé bú và hút sữa 8-10 lần mỗi 24 giờ, tức là khoảng 2,5 - 3 giờ một lần.
- Mát xa và bóp nhẹ bầu vú trước và trong khi cho bé bú hay hút sữa.
- Sau khi hút sữa, nên dùng tay vắt sữa thêm vài phút để giúp giải phóng phần sữa còn lại.
Bác sỹ Nhi khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét