18/11/11

Anolit và câu chuyện 'nước sống' - 'nước chết' (phần 1)



 "Nước sống (Catolit) và Nước chết (Anolit) không phải là chuyện cổ tích hay trò lừa bịp. Nghiên cứu khoa học về hiện tượng này đang được các nhà khoa học uy tín tiến hành. Các bài báo về nước được đăng tải trên những tạp chí khoa học nghiêm túc. Việc ứng dụng Nước sống và Nước chết trong điều trị các bệnh khác nhau đã được công nhận rộng rãi tại châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc". 






Đó là tựa đề cuốn sách dày 192  trang "Nước sống và Nước chết - thuốc mới nhất của thời hiện đại", do nhà xuất bản Piter (Nga) phát hành năm 2008. Tác giả là nữ bác sĩ Dina Ashbakh, chuyên gia tầm cỡ quốc tế về các dung dịch hoạt hóa. Bà hiện là Tổng Giám đốc công ty "Nghiên cứu các dung dịch hoạt hóa và ứng dụng thực tế" của Đức.


Các dung dịch hoạt hóa điện-hóa

Để có được anolit, người ta tiến hành điện phân dung dịch nước muối. Khi cho dòng điện một chiều chạy qua dung dịch nước muối đặt trong buồng có màng ngăn đặc biệt, một chuỗi phản ứng điện-hóa sẽ xảy ra trên bề mặt điện cực dương (cathode) và điện cực âm (anode). Nước muối phân thành các thành phần kiềm và axit. Màng ngăn đặc biệt giúp tách rời hai loại dung dịch này, không cho chúng trung hòa lẫn nhau.

Dung dịch tập trung ở cực âm chứa nhiều điện tích dương, được gọi là catolit. Catolit  mang tính kiềm mạnh, có khả năng kích thích hệ miễn dịch nên còn có tên là "Nước sống".

Dung dịch tập trung ở cực dương chứa nhiều điện tích âm, được gọi là anolit. Anolit mang tính axit mạnh, có tính sát khuẩn cao nên còn có tên là "Nước chết". Anolit chứa nhiều thành phần có tính oxy hóa cao trong đó có ozon (O3) nên còn được gọi nôm na là nước ozon. Thực chất nó hoàn toàn khác nước ozon từ máy tạo ozon mà các bà nội trợ vẫn dùng để ngâm rau quả.
Mô hình máy điện phân chế tạo các dung dịch hoạt hóa


 'Nước chết' Anolit

Xét về độ độc hại cấp tính khi sử dụng bằng đường uống hoặc bôi trên da, Anolit xếp thứ 4 (ít nguy hiểm) trong bảng xếp hạng của Bộ Y tế Nga (độ 1- cực kỳ nguy hiểm và độ 5- không nguy hiểm). Qua đường khí dung, anolit không gây kích thích đường hô hấp và niêm mạc miệng. Dùng đường uống anolit không gây độc với hệ miễn dịch, không gây đột biến nhiễm sắc thế ở tế bào tủy, nghĩa là không gây ung thư (Bakhir, 2001). 
Trong y tế, Anolit được sử dụng rộng rãi để sát khuẩn và tiệt trùng các dụng cụ, buồng bệnh, phòng mổ, máy móc, vật dụng hàng ngày, da và niềm mạc… cũng như điều trị vết thương sinh mủ.

Thực nghiệm với  anolit cho thấy, việc súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 5-10 phút giúp giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng và họng xuống 25-100 lần (Toropcov và cộng sự, 1999). Điều này được khẳn định bởi những thành công trong sử dụng anolit làm dung dịch súc miệng trong các bệnh về lợi (Bazenov và cộng sự, 1999).

Việc sử dụng khăn tay nhúng trong dung dịch anolit cho phép làm sạch hoàn toàn khoang vết thương trong các tổn thương mưng mủ, hoại tử, apxe, các vết loét do dinh dưỡng, các tổn thương mủ hoại tử tổ chức dưới da sau 3-5 ngày. Việc tiếp tục sử dụng anolit trong vòng 5-7 ngày tiếp theo đẩy nhanh đáng kể quá trình phục hồi.

Tuy đã có nhiều thực nghiệm lâm sàng về ứng dụng Anolit và Catolit trong điều trị bệnh nhưng nghiên cứu dược học về độc tính cũng như ảnh hưởng của các dung dịch hoạt hóa tới các bộ phận của cơ thể chưa nhiều. Viện hàn lâm y khoa Voronez (Nga) là một trong những địa điểm thực hiện nghiên cứu loại này. Họ đã phát hiện thêm nhiều đặc tính của nước sống, nước chết và xem xét ứng dụng chúng trong ngoại khoa.  

Một trong những ưu điểm nổi trội của các dung dịch hoạt hóa là giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Các dung dịch này hiện có bạn tại hiệu thuốc ở Nga dưới dạng chai thủy tinh.

Bác sỹ Nhi khoa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét