Các triệu chứng ho, chảy nước mũi, ngạt mũi... trong bệnh cảm lạnh có thể được điều trị bằng các phương pháp tự nhiên như xông hơi, vỗ rung, rửa mũi... Uống nhiều nước (gấp đôi bình thường) cũng giúp làm loãng đờm và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Chỉ dùng thuốc khi triệu chứng bệnh gây khó khăn cho hoạt động thường ngày của bé hoặc khiến bé và bạn phải thức giấc ban đêm.
- Xông
hơi:
Cho bé xông hơi, càng nhiều càng tốt. Với trẻ nhỏ, hãy biến phòng tắm thành
phòng xông hơi, đóng kín cửa, mở tối đa vòi nước nóng. Ngồi cùng bé
trong phòng này 10-15 phút. Với trẻ lớn hơn có thể dùng máy chuyên dùng để xông mặt hoặc bát nước
nóng (cẩn thận kẻo bỏng). Hơi nước giúp làm giảm tắc nghẽn ở mũi và lồng ngực, tạo thuận lợi cho việc ho và khạc đờm. Có thể nhỏ thêm một giọt dầu khuynh diệp vào bát nước xông hơi hay máy xông hơi để làm thông thoáng đường thở nhanh hơn. Thực hiện xông hơi vào mỗi buổi sáng và trước khi đi nghủ, nếu có thể thì xông hơi cả trong ngày.
Mở nước nóng từ vòi sen. |
- Vỗrung: Trong khi ngồi ở phòng tắm, vỗ mạnh vào trước ngực và sau lưng bé (vị trí của phổi) (mạnh hơn so với khi vỗ để bé ợ hơi) với bàn tay mở. Động tác này làm đờm long ra, giúp bé ho bật đờm tốt hơn.
- Nằm cao: Nếu có thể thì đặt bé nằm ở tư thế dựng cao, như vậy bé sẽ thở dễ hơn trong khi ngủ.
- Vệ sinh mũi: Với trẻ lớn, điều quan trọng là hướng dẫn trẻ xỉ mũi vài lần trong khi xông hơi, cũng như thường xuyên làm việc này suốt cả ngày. Có thể thay việc xông hơi bằng dùng thuốc chống ngạt mũi để làm thông mũi trước khi xỉ mũi. Thực hành rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Với các bé còn nhỏ, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút rạch chất xuất tiết.
Việc tống khứ chất xuất tiết giúp ngăn ngừa các ổ vi trùng gây nhiễm khuẩn. |
Điều trị ho và cảm lạnh bằng
thuốc
Ban ngày, để bé ho vài lần mỗi giờ cũng là chuyện bình thường. Điều này tốt hơn cho
sức khỏe của bé, vì ho giúp đẩy đờm rãi ra ngoài thay vì để chúng đọng lại trong phổi.
Cũng nên chấp nhận hiện tượng chảy mũi và nghẹt mũi vừa phải vào ban ngày nếu
bé không cảm thấy quá phiền toái.
Có 4 loại thuốc ho và cảm:
1. Thuốc chống ngạt mũi: giúp giảm xuất tiết và phù nề ở mũi, làm thông thoáng đường thở, giúp bé thở dễ hơn. Thuốc hiệu quả trong
trường hợp ngạt mũi. Tác dụng phụ: khiến trẻ kích thích, khó ngủ.
2. Thuốc kháng histamin: giảm xuất tiết ở mũi nếu nguyên
nhân chảy nước mũi là dị ứng chứ không phải cảm. Chủ yếu giúp làm khô mũi. Tác
dụng phụ: gây buồn ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt ban ngày của bé.
3. Thuốc ức chế ho: ức chế phản xạ ho ở họng và phổi, khiến
chất nhầy hay các yếu tố kích thích không làm khởi phát cơn ho. Hầu như không
có tác dụng phụ. Thường thì nên để bé ho vào ban ngày để làm sạch phổi vào ban
ngày, và cho bé dùng thuốc ức chế ho trước khi đi ngủ.
4. Thuốc long đờm: có tác dụng làm loãng đờm, giúp trẻ dễ
ho bật đờm ra. Nên dùng khi trẻ bị ứ đọng nhiều ở lồng ngực, khó ho bật
được đờm ra. Không có tác dụng phụ.
Các thuốc có thể được bào chế ở dạng đơn độc hay kết hợp 2, 3 hoặc
4 thành phần khác nhau. Chỉ nên dùng thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh, chẳng hạn nếu bé ho nhiều nhưng mũi không bị ngạt thì chỉ cần dùng thuốc ức chế cơn ho.
Sử dụng thuốc an toàn
- Đọc kỹ nhãn thuốc, đặc biệt là các thành phần của thuốc.
- Không sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc có cùng thành phần.
- Chọn thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh.
- Không dùng thuốc lâu hơn quy định.
- Không dùng thuốc thường xuyên hơn chỉ dẫn.
- Không cho trẻ dùng thuốc của người lớn, dù có giảm liều.
- Dùng thìa hoặc cốc đo chính xác hàm lượng thuốc, không được áng chừng.
Tại Mỹ, cả 4 loại thuốc ho và cảm lạnh KHÔNG
CÒN ĐƯỢC SỬ DỤNG cho trẻ dưới 4 tuổi. Tất cả các thuốc ho và cảm dán nhãn dùng
cho trẻ dưới 2 tuổi đều bị loại khỏi các hiệu thuốc. Các nhà sản xuất cũng tuyên bố không nên dùng các thuốc này cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Một số trẻ nhỏ vô tình bị dùng thuốc quá liều (cha mẹ cho trẻ dùng cùng lúc
vài loại thuốc hoặc cho dùng liều quá cao).
- Có quá ít nghiên cứu ở trẻ nhỏ chứng minh được các thuốc ho và cảm an toàn và/hoặc hiệu quả.
Mặt dù thuốc có vẻ có tác dụng và hiếm khi gây rắc rối nếu dùng đúng liều, FDA vẫn tỏ ra thận trọng bằng cách ngăn cản việc dùng các loại thuốc nói trên trước khi có đầy đủ số liệu về
độ an toàn và tính hiệu quả của chúng.
Bác sỹ Nhi khoa
Bài liên quan
Làm vệ sinh mũi cho bé
Diễn biến thông thường của ho và cảm lạnh ở trẻ em
Bốn biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh
Diễn biến thông thường của ho và cảm lạnh ở trẻ em
Bốn biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét