Chất độc vào người qua mắt, mũi, miệng hay da và có thể gây tổn thương cơ quan mức độ khác nhau, thậm chí gây tử vong. Cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ cách xử lý các tình huống ngộ độc thường gặp để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Sau đây là một số hướng dẫn của Trung tâm chống độc Florida (Mỹ) dành cho phụ huynh và giáo viên.
1. Chất
độc vào người qua mũi
- Xảy ra khi một người hít phải khói hay khí ga.
- Cách sơ cứu tốt nhất là tìm đến nơi thoáng khí, rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình
huống 1: Chị gái đang cọ rửa phòng tắm và làm đổ thuốc tẩy ra sàn nhà. Chị ho sặc sụa và liên tục dụi mắt. Ngồi ở phòng khách, con cũng ngửi thấy
mùi hóa chất nồng nặc. Con phải làm gì?
- Chạy vào phòng tắm, dùng khăn lau chùi chỗ hóa chất đổ ra nhà ?
Việc cần làm
- Đưa ngay chị ra khỏi phòng tắm, tìm cho chị và mình nơi thoáng khí để thở.
- Khi hai chị em không còn ho nữa, con có thể chạy nhanh vào phòng tắm, mở rộng cửa sổ cho khí độc bay bớt ra ngoài.
- Chạy ra ngoài một lát rồi lại chạy vào phòng tắm, dùng khăn để lau nhanh phần hóa chất bị đổ trên sàn.
- Đừng bao giờ ở lại nơi có khí hay khói gây ho, làm xót mắt hay gây khó thở.
2. Chất
độc vào người qua mắt
- Xảy ra khi chất độc bị bắn vào mặt và lọt vào mắt hoặc nhỏ nhầm dung dịch không phải thuốc nhỏ mắt.
- Cách sơ cứu tốt nhất là rửa mắt với nước sạch trong vài phút rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình
huống 2: Anh trai để tuýp thuốc chống mụn trứng cá ở bồn rửa tay
trong buồng tắm. Em gái tò mò muốn biết có gì trong đó, bé kéo tuýp thuốc xuống
và chẳng may bị chất lỏng bên trong tuýp thuốc bắn vào mắt. Con phải làm gì?
- Bảo em bé chớp mắt và dụi mắt? Tìm lọ thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho em?
Việc cần làm
- Rửa dung dịch trị mụn trứng cá ra khỏi mắt em, để nó không nằm lại bên trong mi mắt và tiếp tục gây tổn thương.
- Chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt cho em.
3. Chất
độc vào người qua da
- Xảy ra khi chất độc rơi vào vùng da bị trầy xước, đổ tràn trên người, bị côn trùng đốt.
- Cách sơ cứu tốt nhất là rửa vết thương bằng nước sạch rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình
huống 3: Bố đang cầm chai thuốc tẩy chứa axit và chẳng may đánh đổ
thuốc ra cánh tay, khiến tay rát bỏng. Cả nhà mỗi người một ý: bà nội đề
nghị bôi dầu ăn vào vết thương, dì Lan nói cần trung hòa bằng dung dịch soda, chú
Huy bảo phải bôi thuốc trị bỏng, còn mẹ thì nói cần dùng nước sạch để
rửa. Ai đúng ai sai?
- KHÔNG bôi dầu ăn hay thuốc trị bỏng lên vết bỏng do hóa chất, vì làm vậy sẽ khiến hóa chất còn nằm trên da bị kẹt lại và tiếp tục gây bỏng.
- KHÔNG dùng chất kiềm để trung hòa axit vì phản ứng trung hòa tạo nhiệt và sẽ gây bỏng nặng hơn.
Việc cần làm
- Rửa vết thương bằng nước để làm sạch và mát vết thương.
4. Chất
độc vào người qua miệng
- Xảy ra khi chất độc bị bắn tóe vào miệng hoặc bị nuốt vào trong.
- Nếu một người uống phải thuốc độc mà vẫn tỉnh táo và muốn uống một chút, cách sơ cứu tốt nhất là cho họ uống chút nước rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Dạy
trẻ hỏi trước khi dùng đồ lạ
Một trong những biện pháp đặc biệt hiệu quả để phòng ngừa
ngộ độc ở trẻ nhỏ là dạy bé thói quen luôn luôn hỏi người lớn trước khi
dùng bất kỳ thứ gì lạ. Cha mẹ hoặc cô giáo có thể dạy con kỹ năng này thông qua Câu chuyện của bé Nam.
Cô sẽ kể các con nghe câu chuyện của bé Nam. Nam đang
chơi ngoài sân và thấy khát nước. Bạn chạy vào nhà và nhìn thấy trên bàn có chiếc cốc nhỏ trong đựng thứ nước màu nâu. Nam nghĩ chắc là coka cola và chìa tay với cốc, uống một ngụm. Đúng lúc này mẹ bước vào phòng, nhìn thấy vậy mẹ hốt hoảng kêu lên ‘Con
đừng uống, thuốc diệt mối đấy’. Nhưng đã muộn mất rồi, bé Nam đã nuốt một ngụm. Mẹ gọi điện
đến trung tâm chống độc và được khuyên phải đưa bé tới bệnh viện cấp cứu. Bé
Nam bị ốm khá nặng và phải nằm viện một thời gian dài. Theo các con, Nam đã có thể làm gì để
không bị ốm? Trước khi với tay lấy cốc nước trên bàn, lẽ ra Nam nên làm gì nhỉ?
Bạn ấy cần hỏi ý kiến ai nhỉ?
Dành cho trẻ 3-5 tuổi:
- Giải thích cho trẻ rằng chất độc có thể là bất cứ thứ gì gây tổn thương khi lọt vào mắt, mũi, miệng hay da.
- Dạy trẻ rằng rất nhiều chất độc trông giống đồ ăn thức uống bình thường và bé cần hỏi ý kiến bố mẹ trước khi nếm bất kỳ thứ gì lạ.
- Cho trẻ làm quen với các đồ vật có thể gây ngộ độc, từ những chất gây độc hiển nhiên (như hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng) , tới những sản phẩm có thể dùng trên người (như nước gội đầu, xà phòng tắm, thuốc đánh móng tay, các loại thuốc mỡ), hay các sản phẩm mà bé vẫn đùng hàng ngày (vitamin, thuốc chữa bệnh).
- Giải thích với bé rằng sản phẩm sử dụng sai mục đích có thể gây ngộ độc (chẳng hạn nước gội đầu không thể dùng để uống, thuốc chữa bệnh không thể ăn thoải mái như kẹo...).
Khi nghi ngờ con bị ngộ độc, gia đình cần gọi điện tới Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai để được tư vấn cách xử lý bước đầu, và nếu cần thì đưa bé tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Điện thoại tư vấn
phòng chống nhiễm độc : 0243.869.3731 (máy lẻ 6821)
Bác sỹ Nhi khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét