Tính hung hăng khởi nguồn từ những
cơn giận dữ thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ mới tập đi. Trẻ ở độ tuổi này thường
‘hiếu chiến’ hơn so với tất cả các lứa tuổi khác. Sự hạn chế về ngôn ngữ có thể
là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
Trẻ tập đi và tuổi mẫu giáo
cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Sự nổi nóng thường xuyên và kéo dài có
thể gây rắc rối ở trường học, trong gia đình, trong giao tiếp với bạn bè và
người thân. Giận dữ có thể dẫn tới những thay đổi sinh lý bất lợi như tăng huyết áp, tăng hoóc môn giải phóng năng lượng, ví dụ adrenalin...
Một nghiên cứu cho thấy, trong số các trẻ có biểu hiện hung hăng từ
sớm và hung hăng ngày càng tăng, 1/7 có nguy cơ:
- Học kém
- Thất nghiệp khi trưởng thành
- Có hành vi bạo lực
- Mắc bệnh tâm thần
3 phương pháp kiểm soát cơn giận
Các biện pháp thể hiện cơn giận, kìm nén cơn giận và xoa dịu cơn giận giúp hạn chế những cảm xúc tiêu cực, tránh các thay đổi tâm sinh lý có hại.
Trẻ càng bày tỏ được nhiều bao nhiêu thì nguy cơ bùng nổ cơn giận càng thấp bấy nhiêu. Để giải tỏa bức xúc, trẻ cần giao tiếp. Bé cần học cách thể hiện các câu nói bắt đầu bằng cụm từ “Con nổi cáu vì…”, “Con cảm thấy tức giận vì…..”. Bé cần thể hiện nguyện vọng của mình và giải thích rõ cách thỏa mãn nhu cầu của mình mà không làm tổn thương người khác.
Để giúp con học cách hiểu được tâm
trạng của chính mình, cha mẹ nên gợi ý để bé diễn tả cảm xúc, bắt đầu từ những
lúc con vui vẻ, hạnh phúc, rồi đến khi con cáu giận.
Việc dạy trẻ nhận biết cảm xúc của
người khác cũng rất hữu ích, bạn có thể chỉ lên màn hình vô tuyến và nói “Bé
xem bác kia đang nổi nóng kìa!”.
2. Kiềm
chế cơn giận: chấp nhận và chuyển hướng
Cơn giận có thể được kiềm chế và
chuyển sang một trạng thái cảm xúc khác nếu con bạn bị thu hút vào chuyện gì đó
vui vẻ hơn. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả ở trẻ lớn và thanh thiếu niên. Bạn
cần giúp con nhận biết cơn giận của mình, rồi khéo léo “lái” cơn giận sang một
việc gì đó tích cực, mang tính xây dựng:
- Nếu con còn nhỏ, bạn có thể gợi ý để bé vẽ tranh về những điều mình đang cảm nhận. Trẻ lớn hơn có thể chọn cách viết nhật ký.
- Gợi ý để bé đưa ra những giải pháp thay thế cho tình huống hiện tại.
Tranh của bé Tighe Moore, 7 tuổi.
|
Phương pháp này có điểm yếu của nó. Nếu con không thể ‘chuyển hướng’ thì cảm xúc bị kìm nén sẽ gây hại cho sức khỏe. Những cơn giận ngấm ngầm có thể dẫn tới cao huyết áp hoặc trầm cảm.
Cha mẹ cũng không nên quá sợ hãi việc kìm
nén cơn giận của trẻ, tới mức cho phép con làm những việc sai trái. Trẻ được ‘thưởng’
những khi cáu giận sẽ tiếp tục cáu giận. Những cơn nổi giận thái quá cần được cha
mẹ tiếp nhận một cách bình tĩnh, còn trẻ phải chấp nhận những hậu quả tự nhiên
và logic. Chẳng hạn nếu trong cơn cáu giận, bé đập vỡ đồ chơi của mình, cha
mẹ không nên mua đồ chơi mới thay thế. Nếu con làm hỏng đồ vật của người khác trong gia đình, chúng phải trả tiền cho món đồ này bằng khoản chi tiêu vặt của
mình hay làm thêm công việc trong nhà.
3.Trấn
tĩnh, thay đổi không khí
Mỗi đứa trẻ cần học cách kiểm soát
cảm xúc của mình, điều này giúp bé làm chủ được hành vi bên ngoài. Một số
bài tập hiệu quả giúp bé trấn tĩnh:
- Hít thở sâu
- Ra ngoài trời
- Ở một mình
- Tập yoga, tập võ…
Cha mẹ có thể làm gì?
- Làm nguội cơn giận: Đưa con sang phòng khác, kéo con ra khỏi tình huống gây tức giận, để cảm xúc lắng xuống.
- Thể hiện cảm xúc: Khi con đã bình tĩnh, cha mẹ cần khuyến khích bé diễn tả những bức xúc của mình. Để bé trình bày “ Con thấy tức giận vì…”.
- Thư giãn: Một số trẻ cảm thấy được thư giãn khi tham gia các khóa học đòi hỏi kỷ luật cao như các môn võ thuật. Một số khác lại thích yoga hay thiền, ở đó trẻ tập trung hít thở và căng giãn hoặc thư giãn cơ thể.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Nếu cha mẹ nhận thấy cơn giận dữ của con vượt quá khả năng kiểm soát, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình và bạn bè của trẻ thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp con học cách thay đổi tư duy và phản ứng, từ đó cải thiện hành vi của mình.
Lê Mai (theo About Kids Health)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét