29/9/13

Chọn thuốc ho và cảm cho bé

Chọn thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh, chẳng hạn nếu bé chỉ ho mà không ngạt mũi thì chỉ dùng thuốc ức chế ho, không dùng các thuốc điều trị kết hợp ho và cảm. Có thể dùng cùng lúc hai loại thuốc hoặc hơn nếu thành phần thuốc không trùng nhau, ví dụ bạn có thể dùng tổ hợp kháng histamin/chống ngạt mũi cùng tổ hợp ức chế ho/long đờm.



Điều trị chứng ho và cảm lạnh ở trẻ em

Các triệu chứng ho, chảy nước mũi, ngạt mũi... trong bệnh cảm lạnh có thể được điều trị bằng các phương pháp tự nhiên như xông hơi, vỗ rung, rửa mũi... Uống nhiều nước (gấp đôi bình thường) cũng giúp làm loãng đờm và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Chỉ dùng thuốc khi triệu chứng bệnh gây khó khăn cho hoạt động thường ngày của bé hoặc khiến bé và bạn phải thức giấc ban đêm.


Bốn biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh

Các biến chứng thường gặp trong cảm lạnh ở trẻ em gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện nêu trên.






Diễn biến thông thường của ho và cảm lạnh ở trẻ em

Bé Bông 1 tuổi, ho và chảy nước mũi xanh từ 1 tuần nay nhưng vẫn ăn chơi bình thường, không sốt và ngủ khá yên. Liệu bạn có cần đưa bé đi khám bác sĩ hay không? Liệu bé có bị biến chứng viêm xoang hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng ho và cảm lạnh cũng như cách chăm sóc con khi bé có các biểu hiện này.






28/9/13

Thóp trước đóng khi nào?

Đa số trường hợp thóp trước đã đóng khi bé được 19 tháng tuổi. Tuy nhiên thóp có thể đóng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng. Nếu bé đã 27 tháng mà thóp trước vẫn chưa đóng bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ. Thóp đóng trước 4 tháng (thóp đóng sớm) rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng cần khám bác sĩ ngay.



Thóp trước quá to ở bé 6 tháng tuổi có đáng lo ngại?

Hỏi: Con trai tôi có thóp trước lớn chưa từng thấy (tôi đã sờ hàng nghìn cái thóp rồi!!!). Bác sĩ nhi khoa nói không có gì đáng lo, tôi cũng thấy không lo, nhưng bác sĩ lại khiến tôi sợ khi bảo tôi phải thông báo ngay nếu có bất cứ biến đổi gì trong sự phát triển của con. Tôi rất bối rối. 




Thóp chưa liền ở bé 16 tháng tuổi

Hỏi: Con tôi 16 tháng tuổi, thóp vẫn chưa liền, gia đình rất lo lắng, tất cả các bác sĩ khuyên nên bổ sung vitamin D.  Tôi phải làm gì ?
















Paracetamol cho bé – nên dùng dạng viên đạn hay sirô?

Hỏi: Khi bé bị sốt, dùng Paracetamol dạng viên đạn tốt hơn hay dạng sirô tốt hơn?  Cháu lớn của tôi 5 tuổi, cháu nhỏ 1 tuổi rưỡi, tôi nên chọn loại thuốc nào cho con? Viên đạn và si rô có tác dụng như nhau hay không?







Táo bón ở trẻ bú mẹ

Hỏi: Con tôi 3 tháng tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn và 3 ngày mới đi ngoài một lần. Hai tuần gần đây chuyện này xảy ra liên tục. Nguyên nhân có thể là gì và làm sao để giúp bé?









19/9/13

Phòng ngừa viêm tai ở trẻ em


Duy trì cho bé bú sữa mẹ, tránh không cho bé ăn ở tư thế nằm, giữ cho mũi sạch, kiểm soát tình trạng dị ứng, tránh khói thuốc lá... có thể giúp phòng ngừa, hay ít nhất là giúp bé ít bị nhiễm trùng tai hơn hoặc nếu bị thì cũng nhẹ hơn. Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, cần dùng kháng sinh dự phòng, tiêm chủng hoặc đặt ống thông khí ở tai. 

Điều trị viêm tai ở trẻ em

Nghiên cứu mới cho thấy 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Trường hợp cần điều trị kháng sinh, liệu trình được khuyến cáo kéo dài 7 ngày.  







Nhận biết viêm tai ở trẻ em

Với trẻ dưới 1 tuổi, kéo tai hay vỗ vào tai mình không phải biểu hiện đặc trưng cho nhiễm trùng tai. Ở độ tuổi này bé chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai. 






17/9/13

Làm vệ sinh mũi cho bé

Chảy nước mũi là một trong những triệu chứng hết sức khó chịu trong cảm cúm và dị ứng. Trước khi bé biết cách tự xỉ mũi, việc làm vệ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Các bé thường chống cự nhưng vệ sinh mũi rất quan trọng, đặc biệt là giúp các bé bú tốt. 










7/9/13

Vận may nhà bạn tháng thứ 8 (8/9 đến 7/10/2013)

Cung Nam là khu vực may mắn nhất của tháng này, khi sao Cửu Tử (#9) của năm giúp tăng cường năng lượng của sao tài vận Bát Bạch (#8). Hơn nữa, hành Hỏa của Cửu Tử còn nuôi dưỡng, củng cố hành Thổ của Bát Bạch, vì vậy khu vực Nam của ngôi nhà sẽ là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động gia đình, tiệc tùng, đám cưới và bất cứ sự kiện vui nào.